Xử lý nước cấp hiệu quả nhất hiện nay

Ngày đăng: 05/06/2023
Đăng bởi: Admin

Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm hiệu quả nhất hiện nay

A. Công nghệ xử lý nước ngầm hiệu quả nhất


1. Hệ thống làm thoáng

Hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III và mangan hóa trị IV: hợp chất Fe(OH)3 và Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng động để loại bỏ ra khỏi nước bằng quá trình lắng và lọc.
- Khử khí CO2, H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa thủy phân sắt và mangan, nâng cao năng suất của các công trình lắng và lọc trong ử lý sắt và mangan.
- Quá trình làm thoáng tăng hàng lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quy trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và mầu của nước.
- Hiệu quả của quá trình làm thoáng phụ thuộc:
+ Chênh lệch nồng độ của khí cần trao đổi trong 2 pha khí và nước
+ Diện tích tiếp xúc giữ 2 pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn thì quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
+ Thời gian tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước càng lớn mức độ trao đổi càng triệt để.
+ Nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ biến thiên theo hiệu quả xử lý khí.

2. Bể trung gian

Chứa nước sau quá trình làm thoáng, giúp tăng cường một phần thời gian tiếp xúc giữa oxy và nước.
Bể trung gian có tác dụng là nơi trung chuyển nước đi xử lý công đoạn tiếp theo với lưu lượng ổn định và nồng độ.

3. Bể phản ứng

Tại đây hóa chất sẽ được cấp vào cùng với nguồn nước cấp vào bể phản ứng. Quá trình đòi hỏi phải trộn nhanh và đều để hóa chất tiếp xúc với các hạt cặn tạo bông lớn để giúp cho quá trình lắng hiệu quả hơn.

4. Bể lắng

Là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước bẳng:
- lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở chế độ thủy lực thích hợp lắng xuống.
- Bằng lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm và cyclon thủy lực.
- Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi, cùng với việc lắng cặn quá trình lắng còn làm giảm được 90-95% vi trùng có trong nước do vi trùng luôn bị hấp phụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình lắng.

5. Bể lọc

Là quá trình sử dụng lớp vật liệu lọc giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước lỗ rông tạo ra giữa các hạt vật liệu lọc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc nước qua bể lọc:
- Kích thước hạt lọc và sụ phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc.
- Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng , nồng độ và khả năng dính kết của các cặn bẩn lơ lửng trong nước cần xử lý.
- Tốc độ lọc, chiều cao lớp lọc, thành phần của lớp vật liệu lọc, độ chênh áp lọc.
- Nhiệt độ và độ nhớt của nước.

6. Bể chứa nước, khử trùng

Rất nhiều biện pháp khử trùng, nhưng đa phần hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt sử dụng chất oxy hóa gốc Clo để khử trùng trước khi nguồn nước cấp đi sử dụng.

B. Công nghệ xử lý nước mặt hiệu quả nhất

Bước 1: Tiền xử lý nước mặt

Đầu tiên, lượng nước mặt sẽ được bơm vào hệ thống và di chuyển đến 3 thiết bị lọc ở bước 1 đó là:
Song và lưới chắn rác: Nguồn nước sẽ được loại bỏ rác, bèo tảo,... .
Bể chứa và lắng: Nước được đựng trong hồ chứa và thực hiện phản ứng oxy hoá.
Bể lắng cát: Lượng nước tại đây giúp loại bỏ chất rắn có kích thước lớn hơn 0.2 mm và tỷ trọng lớn hơn cát 2,6 lần. Mục đích là giúp cho hệ thống hoạt động không bị cản trở và tắc nghẽn.

Bước 2: Sử dụng hóa chất xử lý nước

Hiện nay, nguồn nước mặt đang trong tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời chứa nhiều loại rong rêu và nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Vậy nên, chúng ta cần nên tiến hành bước này sau giai đoạn tiền xử lý để nguồn nước có thể hạn chế những chất thải.

Bước 3: Dùng keo tụ tạo bông

Các hạt cặn lơ lửng có kích thước nhỏ được sử dụng keo tụ phèn nhôm kết dính tạo thành những hạt cặn lớn hơn để loại bỏ chúng. Quá trình này sẽ giúp cho hệ thống thực hiện bước sau dễ dàng hơn.

Bước 4: Áp dụng quá trình lắng

Tại bể lắng, các chất cặn có kích thước lớn sẽ có dấu hiệu lắng xuống dưới đáy. Tại đây, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như:
Lắng trọng lực.
Lắng bằng lực ly tâm.
Lắng bằng lực đẩy nổi (các hạt khí sẽ bám vào những hạt cặn ở bể tuyến nổi).

Bước 5: Ứng dụng quá trình lọc

Khi các hạt cặn có kích thước hơn so với lỗ rỗng giữa các hạt lọc thì quá trình này sẽ giữ lại chúng. Những hạt cặn nào có kích thước nhỏ hơn khe hở giữa các hạt lọc sẽ bị hấp thụ lên bề mặt vật liệu lọc.

Bước 6: Khử trùng nước

Quá trình này của hệ thống xử lý nước mặt giúp cho nguồn nước có thể tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn và vi rút gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Thông qua các hình thức phổ biến như là khử trùng bằng clo, ozone và đèn UV.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tối ưu

Công ty TNHH Thiết Bị Và Dịch Vụ Môi Trường
Hotline: 0906 373 869 (WhatsApp/Zalo)
Email: moitruong.mtes@gmail.com
  • Tags

Đối tác khách hàng

Màng Lọc Sinh Học MBR
Màng Vontron
Dupont
Dow
LanXess
Mitsubishi Chemical
Hạt Nhựa Cation Purolite
Van Clack
Van Runxin
Bơm Ebara
Màng Lọc GE
Than Norit
Pentair
Màng Lọc Sinh Học MBR
Màng Lọc Sinh Học MBR
0335255988