Phương án xử lý nước thải sản xuất tối ưu nhất
Đặc tính cơ bản của nước thải sản xuất (nước thải công nghiệp) và phương pháp xử lý
Trong nước thải công nghiệp tồn tại rất nhiều chất độc hại như hóa chất (là các chất dùng để tẩy rửa bề mặt, điện hóa, oxy hóa, hòa tan) và kim loại nặng (đồng, chì, thủy ngân...). Riêng trong ngành chế biến thủy sản- hải sản thì có tồn tại các chất hữu cơ thường thấy như polychlorinatex và biphenyl có khả năng gây nhiễm độc cho con người, các chất thải trong quá trình chế biến dễ phân hủy gây mùi hôi thối, biến đổi màu sắc của nước. Ngoài ra nếu hàm lượng photpho và nitơ tồn tại quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng.
Phương án xử lý nước thải sản xuất tối ưu nhất hiện nay:
Tùy vào đặc thù của từng ngành nghề và hệ thống mà có thể ứng dụng phương pháp xử lý cơ học kết hợp hóa học. Đối với nước thải công nghiệp, không thể áp dụng công nghệ sinh học để xử lý vì các loại hóa chất, kim loại nặng có trong nước thải sẽ giết chết hệ vi sinh vật.
Rất khó để phân loại rõ nước thải cho từng ngành nghề sản xuất hiện nay; vì với mỗi một ngành nghề riêng biệt đều có nguồn nước thải đặc trưng riêng của nó. Tuy nhiên phần lớn đều tuân theo một quy trình xử lý như sau:
Sơ đồ quy trình sơ bộ xử lý nước thải công nghiệp:
Tóm tắt quy trình xử lý chung:
Mặc dù mỗi một ngành nghề sẽ có phương án xử lý khác nhau, tuy nhiên nhìn chung quy trình xử lý nước thải công nghiệp sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xử lý cơ học để loại bỏ căn, rác hoặc các dị vật có kích thước lớn đồng thời điều hòa lưu lượng dòng chảy cũng như nồng độ của nước thải;
Bước 2: Xử lý hóa học (sử dụng chất keo tụ - tạo bông để hình thành các bông cặn lắng xuống dưới, từ đó ta tách được nước trong ở trên); Đối với các loại nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ (nước thải chế biến tôm cá - thủy - hải sản) thì có thể áp dụng phương pháp xử lý sinh học để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải;
Bước 3: Xử lý bùn; Sử dụng máy ép bùn và phương pháp phơi để giảm độ ẩm trong bùn.
- Tags