Công Nghệ Xử Lý Khí Thải Ở Việt Nam

Ngày đăng: 07/06/2023
Đăng bởi: Admin

Công Nghệ Xử Lý Khí Thải Ở Việt Nam

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhức nhối và được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới và tại Việt Nam nói riêng. Tình trạng ô nhiễm chủ yếu đến từ nguồn rác thải sản xuất, sinh hoạt chưa qua xử lý. Vậy để khắc phục vấn đề này thì có những phương pháp, công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam nào đã và đang được áp dụng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Thực trạng khí thải tại Việt Nam

Theo báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện trạng ô nhiễm do khí thải tại nước ta đang ở mức báo động. Chất lượng không khí tại các khu đô thị, các thành phố lớn điển hình là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng thấp.
Theo ghi nhận từ IEA, năm 2018 lĩnh vực giao thông vận tải đã thải ra môi trường 24,34% trên tổng số lượng carbon ngoài môi trường. Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho quá trình hoạt động như xăng và dầu diesel. Do đó, khi đốt cháy chúng sẽ phát sinh các loại khí độc hại như SO2, NO2, CO, khói bụi…
Tương tự, trong hoạt động sản xuất, lượng khí thải và khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng, cũng là nguyên nhân khiến cho nồng độ khí bẩn và độc hại cao ngất ngưởng. Thực tế, nồng độ khói bụi và khí độc trong không khí ở nước ta (điển hình là Hà Nội) hiện tại chỉ đứng sau New Delhi, Ấn Độ (nơi ô nhiễm không khí nặng nề nhất thế giới).
Chưa kể, còn có rất nhiều các nguồn phát sinh khí thải khác như: từ sinh hoạt. từ kinh doanh, từ hỏa hoạn, cháy nổ… đều cần được xử lý ngay và luôn.

2. Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam

Xử lý khí thải chính là quá trình xử lý lượng khí thải thoát ra từ các nhà máy, xí nghiệp, các hoạt động của con người… đảm bảo an toàn trước khi thoát ra môi trường.
Thực tế đã chứng minh, khí thải có chứa rất nhiều thành phần gây ô nhiễm. Mà nếu không được xử lý kịp thời khi phát tán vào không khí, chúng sẽ tác động xấu đến môi trường xung quanh, gây mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, gây dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Do đó, hiện nay tại Việt Nam việc ứng dụng các công nghệ xử lý khí thải chất lượng là điều cực kỳ quan trọng và cấp thiết mà các đơn vị, doanh nghiệp, các chủ đầu tư… cần chú trọng.

3. Các công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam phổ biến nhất


Dựa vào thành phần và tính chất của khí thải mà chúng ta có phương án phù hợp để xử lý triệt để nguồn khí gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, có thể kể tới một số công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam đang phổ biến nhất là:

3.1 Công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

Phương pháp này được ứng dụng chủ yếu để xử lý khí thải trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm và khí SO2,..
Các tháp sử dụng trong phương pháp hấp thụ này bao gồm:
Tháp hấp thụ khí thải sủi bọt: Tháp này ứng dụng cho những trường hợp xử lý khí thải có tải lượng cao và áp suất khi lớn. Chúng hoạt động dựa trên phương thức sủi bọt qua lưới xen kẽ với các đĩa chụp.
Tháp phun: Tháp xử lý khí thải này được đánh giá là có thiết kế đơn giản nhất. Tháp hoạt động theo nguyên lý phun chất lỏng thành bụi đi từ phía trên xuống và chất khí đi từ phía dưới lên. Điều này góp phần làm tăng diện tích tiếp xúc và giảm nồng độ thực tế của khí thải.
Tháp hấp thụ có lớp đệm vật liệu rỗng: Tháp này sở hữu khả năng làm việc với các dòng khí lớn mà không lo tình trạng tắc nghẽn. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể thêm sành sứ, lò xo kim loại, vụn than ốc vào bên trong để tăng sự ma sát giữa 2 pha.
Xem chi tiết: Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

3.2 Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ

Đây là phương pháp sử dụng than hoạt tính để hấp phụ khí thải. Chúng thường phù hợp để dùng trong phòng thí nghiệm, lò đốt, các trường hợp cần xử lý khí SO2, CO,…
Nguyên tắc chính của công nghệ xử lý khí thải hấp phụ là thông qua chất hấp phụ dạng rắn để giữ lại khí và hơi độc trên bề mặt khí cho khí ô nhiễm đi qua. Có 2 nhóm thiết bị thực hiện quá trình này:
Nhóm hấp phụ không tái sinh: Dùng để xử lý khí thải quy mô nhỏ hoặc có thể dùng để lọc không khí máy điều hòa.
Nhóm hấp phụ tái sinh: Dùng để xử lý các chất thải có quy mô lớn và có giá trị cần thu hồi để sử dụng lại.

Xem chi tiết: Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ

3.3 Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học

Công nghệ sinh học là phương pháp xử lý khí thải lợi dụng các sinh vật để phân hủy và tiêu thụ chất độc có trong khí bị ô nhiễm. Qua quá trình này, các chất vô cơ, hữu cơ độc hại trong khí thải sẽ được đồng hóa và thải ra khí CO2. Phương pháp này hiện nay được áp dụng chủ yếu trong xử lý khí thải công nghiệp.
3 phương pháp xử lý sinh học chính là:
Công nghệ biofilter:  Áp dụng cho các hợp chất khí bay hơi có nồng độ thấp và mùi hôi. Phương pháp này có giá thành khá thấp, hệ thống lọc sinh động và có hiệu suất cao. Tuy nhiên, điểm hạn chế là thời gian xử lý rất lâu do phải chờ các vi sinh vật thích nghi với môi trường.
Công nghệ bio – scrubber: Sử dụng các thiết bị làm sạch sinh học và phụ thuộc nhiều vào nơi trao đổi giữa khí thải nhiễm bẩn và chất hấp thụ.
Công nghệ Biocreactor chứa màng lọc polymer: Là công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam hiện đại nhất hiện nay. Chúng có mức độ tân tiến rất cao và ổn định.
Xem chi tiết: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học

3.4 Xử lý khí thải bằng phương pháp ướt

Phương pháp này cho phép các luồng khí chứa bụi và chất độc hại đi qua chất lỏng để lọc được những hạt bụi siêu nhỏ, siêu mịn chỉ khoảng 3,5 micromet. Tiếp đó, những hạt bụi này sẽ được thải ra dưới dạng bùn.
Hiện tại công nghệ này thường được áp dụng cho xử lý khí trong các lò đốt hơi, lò đúc, công nghiệp pha chế hóa học, luyện kim, sơn tĩnh điện,…

3.5 Xử lý khí thải bằng nhiệt

Phương pháp xử lý khí thải bằng nhiệt thường được ứng dụng nhiều trong quá trình xử lý không khí có chứa CO và khí thải công nghiệp.
Phương pháp này sẽ trải qua 2 giai đoạn chính là:
Khí ô nhiễm sẽ được hút vào một hệ thống sau đó được cho vào bình nén khí để đốt.
Sau khi trải qua quá trình đốt , chúng ta sẽ thu hồi lại được nước và các loại khí sạch hoặc chứa ít độc tố hơn.

3.6 Xử lý khí thải bằng phương pháp tĩnh điện

Đây là phương pháp sử dụng điện trường lớn để loại bỏ các hạt bụi có trong không khí bằng nguyên lý ion hóa. Đây là một kỹ thuật mới và được ứng dụng nhiều trong xử lý khí thải trong công nghiệp và sinh hoạt. Nguyên tắc lọc như sau:
Sử dụng năng lượng điện một chiều, trực tiếp lọc bụi.
Đưa không khí bị ô nhiễm vào các thiết bị lọc tĩnh điện. Tại đây, các thiết bị lọc bụi tĩnh điện sẽ khiến cho các hạt bụi lắng xuống. Sau đó bụi sẽ được đưa vào boong chứa và thải ra ngoài sau quá trình xử lý.

4. Ứng dụng của các công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam

Có thể khẳng định, các công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam hiện nay là một phần không thể thiếu ở các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, các tòa nhà,..để loại bỏ khí thải thải ra môi trường,  bảo vệ không gian sống, làm việc và sức khỏe con người.
Tháp xử lý khí thải trong các nhà máy
Tháp xử lý khí thải trong các nhà máy
Chúng được ứng dụng trong đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực như:
Xử lý khí thải nhà máy xi măng
Xử lý khí thải xưởng đá
Xử lý khí thải xưởng gỗ
Xử lý khí thải ngành sản xuất kim loại
Xử lý khí thải lò gạch
Xử lý khí thải lò hơi
Xử lý khí thải nhà máy sơn, phòng sơn
Xử lý khí thải phòng thí nghiệm
Xử lý khí thải nhà máy điện tử
Xử lý khí thải nhà máy cao su
Xử lý khí thải nhà máy hàn,…
Trên đây chính là những thông tin về công nghệ xử lý khí thải ở Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ thiết kế, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải cho nhà máy, xưởng,.. của mình thì hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thiết Bị Và Dịch Vụ Môi Trường. Với kinh nghiệm của đơn vị nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp xử lý môi trường. Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp quý khách sở hữu hệ thống xử lý khí thải chất lượng và tối ưu nhất.
 
  • Tags

Đối tác khách hàng

Màng Lọc Sinh Học MBR
Màng Vontron
Dupont
Dow
LanXess
Mitsubishi Chemical
Hạt Nhựa Cation Purolite
Van Clack
Van Runxin
Bơm Ebara
Màng Lọc GE
Than Norit
Pentair
Màng Lọc Sinh Học MBR
Màng Lọc Sinh Học MBR
0335255988